Làm sao để tăng tỷ lệ mở cho Email Marketing?

Chỉ khi khách hàng mở email bạn gửi thì sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn mới có cơ hội tiếp cận được họ. Vì vậy, tỷ lệ mở email là một trong những chỉ số mà các marketers cần quan tâm khi thực hiện các chiến dịch gửi mail.

Trong bài hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu xem có những cách nào để giúp tăng tỷ lệ này nhé.

1. Phân khúc người nhận là nền tảng để tạo email giúp tăng tỷ lệ mở và click

Mọi người đều muốn nhận được một thông điệp phù hợp với sở thích và mối quan tâm của họ. Mọi chiến dịch email marketing hoạt động tốt không thể thiếu công việc phân đoạn dữ liệu.

Việc phân khúc danh sách email giúp bạn nhắm mục tiêu một nhóm người cụ thể với một thông điệp phù hợp. Đơn giản như việc gửi các bản tin email riêng biệt cho khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại. Tuy nhiên, nếu có dữ liệu chi tiết hơn, bạn có thể tạo bản tin dựa trên sở thích, lịch sử mua hàng, sở thích nội dung…. của họ.

Khi bắt đầu triển khai chiến lược, hãy mở đầu bằng việc phân đoạn. Sau đó tạo bản tin – chứ không phải ngược lại. Định hướng này sẽ giúp bạn gửi các nội dung có liên quan, nhắm mục tiêu hơn. Từ đó, làm tăng tỷ lệ mở và click email marketing.

2. Dòng tiêu đề cần thật thu hút và ấn tượng

Theo nghiên cứu, 1/3 số người nói rằng dòng tiêu đề là yếu tố quan trọng nhất cho việc quyết định mở email. Hơn nữa, 2/3 sẽ đánh dấu nó là thư rác chỉ dựa trên chủ đề. Vì vậy, nếu muốn tăng tỷ lệ mở cho email của bạn thì cần tập trung vào dòng tiêu đề.

Dưới đây là một số lời khuyên bạn có thể cân nhắc cho dòng tiêu đề thu hút sự chú ý hơn:

  • Sử dụng cá nhân hóa: Các email có dòng tiêu đề được cá nhân hóa có khả năng được mở cao hơn 26%.
  • Ngắn gọn: Hầu hết các ứng dụng email hoặc trình duyệt email sẽ cắt bỏ các dòng tiêu đề quá dài. Độ dài dòng tiêu đề tối ưu cho iPhone là 41 ký tự; Trong khi Gmail là khoảng 50 ký tự.
  • Tránh các từ kích hoạt thư rác. Các cụm từ như Miễn phí, Free hoặc ký hiệu $$$….. sẽ gửi email của bạn thẳng đến hộp rác.

3. Dòng mở đầu email nói cho khách hàng biết nội dung email của bạn

Dòng mở đầu email (Pre-Header) là đoạn nội dung xuất hiện trong ngăn xem trước email của bạn. Do đó, nó còn được biết đến với tên gọi là Phần văn bản xem trước.

Nhiều doanh nghiệp không hề biết đến lợi ích của việc tạo dòng mở đầu. Phần hiển thị xem trước có tác động lớn đến tỷ lệ mở. Một nghiên cứu của Litmus cũng cho thấy rằng gần 1/4 số người đã xem đoạn ngắn này trước khi quyết định mở email.

Lần tới khi bạn soạn bản tin, đừng quên viết văn bản xem trước. Giữ nó dài từ 40-130 ký tự để nó tối ưu khi hiển thị trên thiết bị di động. Đồng thời nên tận dụng nó như một đoạn giới thiệu cho nội dung bên trong.

4. Thêm tên người nhận vào email

Thêm càng nhiều yếu tố cá nhân hóa vào nội dung email sẽ càng giúp cải thiện tỷ lệ click. Thực tế cho thấy, việc thêm tên người nhận trong dòng tiêu đề và nhắc lại một vài lần trong nội dung email hoạt động như một phép thuật. Nó làm cho họ cảm thấy đặc biệt và độc quyền. Từ đó giúp thúc đẩy lượt nhấp.

Tuy nhiên, chìa khóa thành công là phải biết những khách hàng tiềm năng mà bạn đang nhắm tới. Tìm hiểu mọi thứ bao gồm chi tiết về công ty, vai trò của họ, những điểm khó khăn, sản phẩm hoặc phần mềm đang được sử dụng. Ngoài ra, hãy tìm thông tin chi tiết cá nhân, chẳng hạn như sở thích, mối quan tâm, mối quan hệ chung và bất cứ thứ gì bạn có thể sử dụng để tạo kết nối với họ.

Hiểu biết sâu về khách hàng tiềm năng sẽ giúp bạn cung cấp các đề nghị phù hợp. Kết quả sẽ làm tăng tỷ lệ click và mở cho email marketing. Các khách hàng tiềm năng cũng sẽ vui mừng khi thấy rằng bạn đã nỗ lực tìm hiểu về họ trước khi tiếp cận.

5. Nội dung có liên quan là chìa khóa tăng tỷ lệ mở, click cho email marketing

Rõ ràng là bạn chỉ có thể tạo ra số lần nhấp cao hơn khi người nhận thấy nội dung của bạn có liên quan.

Thông điệp phải tạo được tiếng vang cho khách hàng tiềm năng. Có như vậy, bạn mới mong đợi nhận về những tương tác tích cực.

6. Tối ưu cho hình ảnh

Các chiến dịch email kèm hình ảnh có tỷ lệ nhấp cao hơn 42%. Nội dung trực quan là cách hiệu quả hơn trong việc thu hút sự chú ý của người đọc. Bởi nó giúp họ hiểu thông điệp nhanh hơn.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn lạm dụng hình ảnh hoặc tạo email chỉ bằng duy nhất một hình. Rất nhiều ứng dụng email có cơ chế chặn hiển thị hình ảnh, đặc biệt là với những người nhận truy cập email trên smart phone. Bởi điện thoại thường có dung lượng hạn chế hơn so với laptop hoặc máy tính. Do đó, nếu bạn đặt hết nội dung vào trong ảnh thì khả năng cao người nhận sẽ chỉ thấy một thông điệp trống. Hơn nữa, cách thiết kế này còn khiến email của bạn nguy cơ cao bị lọc vào mục spam.

Tỷ lệ giữa hình ảnh với văn bản tối ưu khi thiết kế theo 20:80. (20% hình ảnh với 80% văn bản).

7. Tối ưu hóa email cho thiết bị di động

Thiết bị được sử dụng để đọc email cũng quyết định cách người nhận tương tác với nó. Nói một cách dễ hiểu, khi thông điệp của bạn không tối ưu hóa cho di động, sẽ có một lượng khán giả có thể gặp khó khăn khi muốn khám phá nó.

Email được tối ưu hóa cho thiết bị di động có tỷ lệ nhấp cao hơn 15%. Hãy ghi nhớ các mẹo sau để tối ưu hóa trải nghiệm người xem:

  • Sử dụng các dịch vụ hoặc phần mềm email marketing để thiết kế bản tin của bạn. Điều này giúp tối ưu hiển thị nội dung phù hợp trên mọi kích thước màn hình mà nó được mở ra.
  • Làm cho nội dung dễ dàng được quét. Hầu hết mọi người sẽ đọc email khi đang di chuyển. Do đó, hãy giúp họ nhanh chóng bao quát thông tin bằng các tiêu đề phụ rõ ràng. Giữ cho các đoạn văn bản ngắn gọn, rõ ràng bởi cách trình bày dạng list (nhóm).
  • Thử nghiệm trên thiết bị di động. Gửi email thử nghiệm cho chính mình hoặc bạn bè để kiểm tra nó trên các ứng dụng khác nhau. Bằng cách này, bạn có thể đánh giá xem mọi thứ hoạt động tốt như bản mẫu không.

8. Nội dung email chỉ nên có một chủ đề

Đảm bảo rằng email của bạn tập trung vào một chủ đề. Sự lan man sẽ khiến người đọc mất tập trung và họ không nhấp vào bất kỳ liên kết nào. Khoảng thời gian chú ý của các cá nhân tương đối ngắn. Thậm chí, nhiều người có xu hướng dễ mất tập trung. Đơn giản, ngắn gọn luôn mang lại hiệu quả cao.

9. Lựa chọn thời gian tốt nhất để gửi email

Khi nói đến email, thời gian gửi rất quan trọng. Email được gửi vào chiều thứ Ba có thể hoạt động tốt hơn email vào tối thứ Sáu hoặc sáng thứ Hai.

Bạn có thể tìm đọc lại bài viết Thời gian gửi email marketing hiệu quả để tham khảo thêm. Tuy nhiên, điều này cũng chịu tác động của đối tượng bạn muốn nhắm mục tiêu. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có thói quen truy cập email, sử dụng email với tần suất riêng. Vì vậy, nên xem xét hiệu suất trước đây và các điểm chuẩn trong ngành. Sau đó kiểm tra những khoảng thời gian gửi khác nhau để xem thời điểm nào hoạt động tốt nhất cho đối tượng của bạn.

10. Thử nghiệm và đánh giá

Thử nghiệm là một trong những cách hiệu quả nhất để tăng tỷ lệ mở và click cho email marketing.

Trong hầu hết các nền tảng tiếp thị email, bạn có thể chạy thử nghiệm A/B trên dòng chủ đề, thời gian gửi, nội dung hoặc tất cả những yếu tố này. Bắt đầu với một giả thuyết và thử nghiệm từng thứ một. Đánh giá kết quả, kiểm tra lại, sau đó triển khai các phát hiện của bạn cho các email trong tương lai.

11. Kết hợp các cách tiếp cận

Email quảng cáo và nuôi dưỡng là một cách tốt để kiểm tra hiệu suất hoạt động của tiếp thị qua email.

Email quảng cáo cung cấp tin tức về một phiếu mua hàng. Điều này có thể bao gồm giảm giá chớp nhoáng, ưu đãi độc quyền, giới thiệu bạn bè…. – bất cứ điều gì liên quan đến việc khuyến khích khách hàng mua hàng. Chỉ cần đảm bảo lời đề nghị đủ giá trị để tạo ra tác động.

Mặt khác, bạn đừng quá tập trung vào bán hàng mà bỏ qua giai đoạn nuôi dưỡng, duy trì mối quan hệ. Email là một công cụ giao tiếp mạnh mẽ giúp tạo kết nối bền chặt với khách hàng. Bạn có thể chia sẻ những kiến thức hữu ích hoặc cập nhật thông tin mới nhất về doanh nghiệp. Điều này giúp người nhận không bị áp lực hoặc mất thiện cảm với doanh nghiệp. Chỉ cần họ luôn có ấn tượng tốt về thương hiệu, họ sẽ nhớ tới bạn khi cần.

12. Làm sạch danh sách email định kỳ

Nếu bạn đã thử mọi cách và tỷ lệ mở vẫn không tăng, có thể đã đến lúc cần dọn dẹp danh sách email. Theo thời gian, người dùng có khả năng đã chuyển đổi địa chỉ email khác. Do đó, xuất hiện một lượng người đăng ký không còn tồn tại trong danh sách của bạn.

Khoảng sáu tháng, nên xem xét hoạt động của người đăng ký để xác định bất kỳ liên hệ nào đã lâu không mở email. Gửi email tái tương tác cho nhóm này để tìm hiểu xem liệu họ có muốn nhận bản tin nữa hay không. Điều này giúp đảm bảo rằng những đối tượng hiện tại vẫn đang quan tâm tới thương hiệu.

LỜI KẾT: Trên đây là một số cách giúp bạn tăng tỷ lệ mở email cho các chiến dịch email marketing của doanh nghiệp mình. Chúc bạn thành công!