Những sai lầm cần tránh khi gửi email marketing

Email marketing được coi là một trong những kênh digital marketing mang lại hiệu quả tốt nếu biết cách triển khai đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, các doanh nghiệp đôi khi cũng mắc phải một số thiếu sót dẫn đến hiệu quả không như mong muốn. Hãy cùng tìm hiểu xem đó là gì nhé.

1. Gửi quá nhiều email

Khi ai đó đã đăng ký vào danh sách email của bạn, không có nghĩa là bạn có quyền tấn công họ bằng các email mỗi ngày. Một người trung bình làm việc trong văn phòng nhận được 121 email mỗi ngày . Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi lý do số một khiến mọi người hủy đăng ký danh sách email là vì họ nhận được quá nhiều thư.

Hãy đặt mình vào vị trí của một người tiêu dùng. Bạn có thường xuyên kiểm tra email của mình và cảm thấy khó chịu với tất cả các tin nhắn bạn có không?

Bạn không muốn mọi người có liên tưởng rằng thương hiệu của bạn đang làm phiền và spam email khách hàng. Người nhận nên vui khi nhận được email từ bạn chứ không nên cảm thấy khó chịu. Hãy nhớ rằng, họ đã đăng ký để nhận tin nhắn từ trang web của bạn, vì vậy họ rõ ràng có quan tâm đến nội dung của bạn.

Bạn cũng có thể cho phép người đăng ký thiết lập tùy chọn của họ khi họ đăng ký. Nếu có thể hãy hỏi người nhận tần suất liên lạc email mà họ muốn, cũng như loại tin nhắn mà họ thích. Sau đó, phân khúc người đăng ký của bạn cho phù hợp dựa trên câu trả lời của họ.

2. Không xác định rõ mục đích gửi

Khi gửi email cho khách hàng, điều quan trọng là bạn cần xác định mục đích gửi email này. Bạn muốn họ đăng ký workshop, tăng doanh số, ….. hay chỉ là tăng lưu lượng truy cập vào web.

Mỗi mục đích sẽ có cách truyền tải nội dung khác nhau. Không nên có quá nhiều mục đích trong một email vì sẽ khiến khách hàng bối rối. Chẳng hạn như trường hợp bạn muốn họ đăng ký nhận tài liệu, nhưng nội dung lại vừa giới thiệu tài liệu, giới thiệu khóa học rồi cả chia sẻ mẹo, tips học hiệu quả kèm với đó là 2, 3 button, anchor text điều hướng. Khách hàng sẽ bị “lạc đường” trong email của bạn.

Thay vì như vậy, bạn có thể tạo một chiến dịch Email với mỗi email là một nội dung nhắm đến một mục đích nào đó và xác định mục tiêu chính cho cả chiến dịch. Ví dụ, bạn muốn khách hàng đăng ký khóa học thì chiến dịch Email sẽ gồm email giới thiệu khóa học, email chia sẻ tài liệu, email chia sẻ các tips học hiệu quả,…. Như vậy, bạn sẽ khiến khách hàng nhớ đến bạn và tăng cơ hội chốt đơn hàng cao.

3. Không phân khúc khách hàng
Nếu bạn có một danh sách email dài mà mọi người đăng ký đều nhận được cùng một nội dung cùng một lúc, bạn đang làm sai. Đây là một sai lầm rất lớn.

Một số người có thể muốn tin nhắn thường xuyên hơn hoặc ít hơn những người khác. Một số người đăng ký có thể chỉ muốn nhận thông tin khuyến mại và phiếu giảm giá, trong khi những người khác muốn bản tin email của bạn. Mọi người đều có nhu cầu và sở thích khác nhau.

Nếu thực hiện phân khúc, phân loại khách hàng nhận email thì bạn sẽ nhận được nhiều lượt mở email, doanh thu và khách hàng tiềm năng hơn, đồng thời tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, tăng chuyển đổi và giao dịch.

4. Không tối ưu hoá email cho thiết bị di động
Việc khách hàng sử dụng các thiết bị di động để nhận và gửi email đã trở nên rất phổ biến, vì vậy sẽ làm một sai lầm nếu bạn chỉ kiểm tra định dạng email trên máy tính.

Chú ý độ dài mỗi đoạn văn, kích thước chữ, hình ảnh, video,… để tránh gây ấn tượng xấu với người nhận. Theo số liệu thống kê từ Adestra, gần 3/ 4 người dùng sẽ xóa email chỉ sau vài giây nếu email của bạn không được tối ưu trên điện thoại. Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt với cả chiến dịch Email của mình khi mà Bounce Rate ngày càng tăng (tỷ lệ thoát) và Open Rate (Tỷ lệ mở)  ngày càng giảm .

Nhưng trước khi gửi email cho người đăng ký, bạn cần kiểm tra và xem tin nhắn của mình trông như thế nào trên các thiết bị di động. Hầu hết các phần mềm tiếp thị qua email hiện có sẽ có các tính năng tối ưu hóa cho thiết bị di động.

Cách tốt nhất để làm điều này là gửi một email thử nghiệm cho chính bạn. Bạn cần gửi email nháp cho chính email của bạn, sau đó kiểm tra mọi thứ trước khi gửi nó cho khách hàng. Đảm bảo email nhìn kích thước đầy đủ trên mọi thiết bị, không có lỗi chính tả hay quá nhiều thông tin, hình ảnh thừa.

5. Gửi email không chuyên nghiệp

Nội dung email không chuyên nghiệp có thể khiến người xem không muốn đọc hết email đó. Hãy lên kế hoạch, lập dàn ý, viết nội dung email. Đưa nó vào một số phần mềm kiểm tra, chỉnh sửa lỗi chính tả. Đọc lại nội dung email nhiều lần. Các lỗi chính tả, tiếng lóng và định dạng không phù hợp sẽ gây ấn tượng, phản ánh không tốt về doanh nghiệp của bạn.

Bạn cũng nên kiểm tra A/B (A/B testing) tất cả các email của mình cho các mục đích và định dạng khác nhau. Tất cả những điều này sẽ đảm bảo rằng email của bạn trông chuyên nghiệp nhất có thể.

6. Bỏ qua việc đo lường


Nhiều doanh nghiệp thường bỏ qua bước đo lường trong quá trình chạy chiến dịch. Thực tế, nếu không theo dõi và đo lường, sẽ rất khó để cải thiện và phát triển chiến dịch Email Marketing. Vì những chỉ số như tỷ lệ mở, tỷ lệ thoát, số lượng người đăng ký mới hay lượng người hủy đăng ký,….là cơ sở để doanh nghiệp thay đổi cách triển khai nội dung, thay đổi hướng tiếp cận,… để tăng cơ hội tiếp cận với khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, khi tìm kiếm công nền tảng tiếp thị qua email, bạn có thể đánh giá nền tảng thông qua các công cụ phân tích được tích hợp trong nền tảng đó.

7. Không chú trọng đến biểu mẫu đăng ký email

Các chiến dịch email marketing của bạn sẽ chỉ hiệu quả nếu có danh sách người đăng ký chất lượng. Nếu bạn có nội dung email tuyệt vời, thông điệp được tối ưu hóa cho thiết bị di động với CTA hoàn hảo và thiết kế chuyên nghiệp nhưng không có danh sách nhiều email để gửi thì chiến dịch tiếp thị email cũng không hiệu quả.

Việc thu thập danh sách email chất lượng có thể mất rất nhiều thời gian, nhưng đây là thứ mà bạn phải làm. Biểu mẫu “đăng ký email” của bạn phải nằm ở vị trí nổi bật, dễ thấy cùng ưu đãi hấp dẫn để người dùng đăng ký và để lại email. Khách hàng cần phải có lý do chính đáng để cung cấp thông tin email của họ.

Hãy cung cấp cho họ bản ebook tải xuống miễn phí, video hướng dẫn hoặc các loại nội dung độc quyền khác để người dùng chọn tham gia danh sách email.

KẾT LUẬN: Hy vọng với bài viết này sẽ giúp các bạn tránh một số những sai lầm trong email marketing, từ đó triển khai các chiến dịch email hiệu quả như mong đơi. Chúc các bạn thành công!