Thông thường, đối với những email không được chờ đợi thì khách hàng thường bỏ qua hoặc đọc lướt qua dòng tiêu đề rồi bỏ sang một bên. Vì vậy, việc trình bày nội dung email và tiêu đề làm sao để thu hút, gây tò mò với khách hàng để kéo sự chú ý và mong muốn đọc mail là điều mà các marketers cần nắm rõ.
Đầu tiên, cần xác định các thành phần trong một email marketing, bao gồm:
- Thương hiệu gửi đi ( hiển thị thay địa chỉ email gửi )
- Tiêu đề của Email
- Tiêu đề phần nội dung trong Email – hay chính là Dòng mở đầu
- Nội dung của Email
- Lời gọi hành động
Sau đây, chúng ta sẽ đi chi tiết vào các thành phần trong email marketing
1. Thương hiệu gửi đi
Thương hiệu là tên hiển thị của địa chỉ gửi đến, được người nhận nhìn thấy trước tiên trong hộp thư. Thông thường, nhiều doanh nghiệp thường lấy tên thương hiệu công ty, tên sản phẩm dịch vụ để đặt cho phần này. Còn với các cá nhân tiếp thị, họ thường sử dụng ngay họ tên của chính mình.
Ví dụ: Khi PRmail gửi mail giới thiệu sản phẩm, chúng tôi có thể sử dụng luôn thương hiêu là PRmail
Ngoài ra, không nên để tên thương hiệu quá dài, mà chỉ tối đa là 20 ký tự vì tên thương hiệu quá dài sẽ có thể bị cắt bớt khi hiển thị trên các thiết bị smartphone và người dùng sẽ không hiểu rõ nghĩa được tên thương hiệu. Bên cạnh đó, việc viết hoa toàn bộ tên thương hiệu cũng thu hút sự chú ý của các bộ lọc thư rác, dẫn đến kết quả là thư của bạn sẽ bị chuyển vào mục Spam thay vì được nằm trong Inbox.
2. Tiêu để của Email
Tiêu đề email là yếu tố khách hàng nhìn thấy đầu tiên cùng với tên người gửi. Nó tóm tắt nội dung bạn muốn truyền tải tới người nhận. Đây là chìa khóa quan trọng để khách hàng quyết định mở hoặc bỏ qua. Hoặc tệ hơn họ sẽ xóa luôn ngay cả khi chưa mở.
Tiêu đề email đóng 1 tầm quan trọng rất lớn bởi nó có thể ảnh hưởng đến 2 yếu tố sau:
– Khả năng vào hộp thư chính
Để tăng khả năng vào hộp thư chính và hạn chế việc bị các bộ lọc mail cho vào vào hòm thư rác hay quảng cáo thì tiêu đề mail cần tránh hoặc hạn chế tối thiểu các từ ngữ mang tính spam như: lãi suất, miễn phí, đầu tư, hiệu quả nhất, rẻ nhất, …
– Ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mở của chiến dịch email marketing
Khi nhận được một email nào đó, người dùng mở ra và đọc lướt qua phần thương hiệu và tiêu đề, nếu chúng thu hút hay đúng với mối quan tâm của họ thì người dùng sẽ đọc tiếp phần nội dung, còn không thì họ sẽ bỏ nó sang một bên.
Có một số cách viết có thể tham khảo sau đây:
- Dựa trên hiệu ứng FOMO (Tâm lý sợ bỏ lỡ):
Đây là một nguyên tắc về tâm lý: con người rất sợ bị bỏ lỡ cái gì đó. Bạn có thể ứng dụng nguyên tắc này vào cách viết tiêu đề email marketing bằng cách thêm các yếu tố khan hiếm vào như hạn chế có sẵn hoặc hạn chế về thời gian.
Và thực tế là các dòng tiêu đề email có chứa từ ngữ nhạy cảm về thời gian như là: Khẩn cấp, quan trọng, chỉ hôm nay, sắp hết hạn,… thường sẽ có tỉ lệ mở email vượt trội hơn hẳn so với dòng tiêu đề thông thường cùng nội dung. Và sẽ tuyệt hơn nữa nếu kết hợp với cá nhân hóa người nhận.
Ví dụ: Cơ hội cuối cùng để nhận quà trong ngày vàng
- Tính tò mò sẽ kéo sự quan tâm của khách hàng
Bản tính của con người là luôn muốn tìm tòi mọi thứ xung quanh và thường hay bị thu hút bởi những thứ đặc biệt, thú vị. Do đó, với một dòng tiêu đề khơi gợi trí tò mò muốn tìm hiểu sẽ khiến khách hàng mở email và đọc nội dung bài viết.
- Tận dụng “tính tự phụ, thích được khen và tôn vinh”
Một phần trong con người là bản tính tự phụ, họ thích được khen, được tôn vinh và điều đó gây cho họ những cảm xúc đặc biệt.
Để tận dụng được điều này trong dòng tiêu đề email, bạn cần phải gợi ý cho khách hàng, hứa hẹn với họ một điều gì đó có thể giúp họ đẹp hơn, được tôn trọng hơn trong mắt bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Hoặc gợi nên nỗi sợ bị xấu hổ của họ.
Ví dụ:
– Bộ sản phẩm này cho người sành điệu và yêu đời
– Món quà dành có những bạn mong muốn có thân hinh mảnh mai
- Tận dụng “nỗi đau của khách hàng”
Để khai thác được nỗi đau của khách hàng thì buộc bạn phải hiểu đúng về khách hàng của mình. Các dòng tiêu đề nếu đánh đúng vào nỗi đau của họ chẳng khác gì “gãi đúng chỗ ngứa” của họ vậy, họ sẽ ngay lập tức bấm vào xem nội dung bên trong, và thực hiện hành động chuyển đổi nếu nội dung hay và CTA đủ mạnh.
Ví dụ:
– Bạn đã biết cách tăng khả năng mở mail ?
– Vi vu ngày hè không lo về giáMột tiêu đề hoạt động tốt cần phải thỏa mãn những yếu tố sau đây:
- Giới hạn số lượng ký tự. Một dòng tiêu đề hoạt động tốt trước hết phải đáp ứng nguyên tắc viết email marketing cơ bản. Số lượng ký tự không nên vượt quá 50. Tốt nhất, bạn nên duy trì độ dài tiêu đề bao gồm từ 6 đến 10 từ.
- Mang giá trị phù hợp với người nhận. Tiêu đề nên hướng đến đối tượng. Làm sao để khách hàng cảm thấy bức thư này không phải quảng cáo hay thư rác mà đang vì lợi ích của chính họ.
- Cá nhân hóa. Nếu có thể, bạn nên thêm tên người nhận trên tiêu đề. Cách làm này rất hiệu quả khi viết nội dung cho email marketing. Dù được áp dụng phổ biến, nhưng nó không bao giờ làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng.
- KHÔNG VIẾT IN HOA TẤT CẢ CHỮ CÁI hoặc thêm các ký tự đặc biệt như ! @ # $ % * ….v.v
3. Dòng tiêu đề phần nội dung
Thương hiệu, Tiêu Đề email và Dòng mở đầu – cả ba đều được nhìn thấy ngay khi xuất hiện trong hộp thư người nhận. Đây cũng là cơ sở để khách hàng xác định xem email bạn gửi đến nói về điều gì.
Dòng mở đầu email hiệu quả nên đáp ứng 2 tiêu chí sau:
- Độ dài dòng mở đầu nên giới hạn từ 30-50 ký tự.
- Cá nhân hóa tên người nhận hoặc đi thẳng vào vấn đề là 2 cách mở đầu hiệu quả cho email.
4. Nội dung email marketing
Đảm bảo nội dung phù hợp với tiêu đề, tránh trường hợp tiêu đề rất hay và cuốn nhưng khi vào đọc nội dung thì chất lượng lại không đúng như kì vọng, điều này dẫn tới trải nghiệm không tốt và sẽ phản tác dụng.
Ở phần nội dung bạn phải triển khai ý của tiêu đề email một cách mạch lạc, đầy đủ, ngắn gọn và đảm bảo thể hiện đầy đủ sự mong đợi khi khách hàng đọc tiêu đề. Mỗi đoạn dài khoảng 2-3 dòng nên enter xuống dòng để dễ đọc.
5. Tạo lời kêu gọi hành động – Call To Action (CTA)
Lời gọi hành động là một nút hoặc văn bản được chèn liên kết. Mục đích nhằm hướng người đọc thực hiện hành động để gắn kết với thương hiệu hơn nữa. CTA có thể bao gồm:
- Tải xuống tài liệu miễn phí
- Đăng ký dùng thử
- Mua sản phẩm
- Đọc bài đăng trên blog
- Tìm hiểu thêm về các sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu trên trang đích…v.v.
KẾT LUẬN
Trên đây là những chia sẻ Prmail muốn dành cho bạn để có thể tham khảo và triển khai chiến dịch email marketing, từ đó giúp tăng tỷ lệ mở và click cao hơn.
Chúc bạn thành công!