Việc phân loại và triển khai các chiến dịch email marketing theo từng thời điểm sẽ giúp đạt được mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp tại thời điểm đó. Dưới đây là một số chiến dịch giúp tăng tỷ lệ mở, nhấp email và doanh số bán hàng.
1. Chiến dịch tin tức
Có rất nhiều yếu tố khiến người mua bị thuyết phục. Nhưng các yếu tố quan trọng nhất chính là họ muốn mua những gì mới và có liên quan đến những gì họ quan tâm.
Chiến dịch tin tức sẽ giúp bạn cả hai điều này. Nếu như bạn đang muốn chia sẻ về một sự kiện ở hiện tại, bạn có thể làm cho nó trở nên mới hơn cái cũ, hoặc thậm chí là mạnh mẽ hơn thế nữa. Điều này làm cho tin bạn truyền đạt đến khách hàng tiềm năng của bạn trở nên đáng tin cậy hơn.
Đối với chiến dịch email này, dòng tiêu đề nên đưa ra thông tin liên quan ngay lập tức. Nội dung bên trong mail thì dẫn những vào những phần có liên quan, có thể kèm theo một vài liên kết liên quan hay hình ảnh. Tuy nhiên, nếu bạn thêm liên kết đến bài viết, bạn có thể sẽ mất đi nhiều khả năng nhấp chuột vào đề xuất của mình, hoặc khiến người đọc cảm thấy khó chịu khi không cung cấp thông tin nguồn. Đề xuất giải pháp này là bạn hãy ghi chú nguồn liên kết ở phía cuối email hoặc trong một bản P.S, kèm theo câu dẫn rõ ràng “Xem thêm bài viết” hay “ Muốn xem video” chẳng hạn.
2. Chiến dịch ưu đãi
Email ưu đãi được thiết kế để cung cấp đi các giá trị miễn phí. Thực hiện chiến dịch email ưu đãi gửi khách hàng để thu hút khách hàng tiềm năng, vì vậy trong chiến dịch này, bạn không nên sử dụng chúng để bán hàng hoặc quảng cáo sản phẩm.
Dẫn đầu email với nội dung hấp dẫn khiến người nhận cảm thấy tò mò và muốn nhấp vào để tìm hiểu. Hãy để dòng chủ đề đừng tiết lộ quá nhiều bên trong của nội dung, sẽ khiến người nhận hào hứng muốn mở nó.
Phần thân bên trong nội dung phải có kết cấu rõ ràng, rành mạch, có kết nối với nhau. Nếu như dòng chủ đề quyết định người đọc có mở mail hay không, thì nội dung bên sẽ quyết định lượt nhấp. Nội dung là phương tiện thúc đẩy nhiều hành động hơn với một lần mở mail.
Email tiếp theo bạn phải đề cập trực tiếp dòng chủ đề như, “Trình bày/thể hiện….”, “Video miễn phí”, “Báo cáo miễn phí…”, “Case Study”,…Sau khi dẫn dắt có kết quả, bạn chỉ cần thực hiện những lời hứa đó trong nội dung đã cung cấp đó, bạn chỉ cần thực hiện những lời hứa trong nội dung.
Email cuối cùng chỉ cần sử dụng với một dòng chủ đề trực tiếp khác, đồng thời phải làm thật rõ giá trị nội dung đã cung cấp.
Thực hiện chiến dịch trên để làm tăng sự tương cường sự tương tác email với những người đăng ký. Nếu như đã có sẵn một chuỗi nội dung khác nhau được chuẩn bị và hoạt động tốt, thì hãy nghĩ đến chiến lược tự động hóa nội dung, gửi nội dung đi một cách tự động theo kịch bản có sẵn dựa trên các hành vi cụ thể của người đăng ký, kể cả những người không thực hiện hành động khác.
3. Chiến dịch “cần giúp đỡ”
Với một dòng chủ đề đơn giản như “Bạn có cần trợ giúp?” “Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn? hoặc là một dòng chủ đề khiến cho người đăng ký muốn mở ngay và gửi phản hồi cho bạn.
Bạn không nên gửi email này như là một email broadcast. Phải biết chi tiết về người đăng ký, về những vấn đề của họ và có mức chỉ số thể hiện đúng đắn khách hàng đang nằm ở giai đoạn nào trong hành trình giá trị, và gửi đi những thông điệp có liên quan.
4. Chiến dịch Giành lấy/Logic/Nỗi sợ
Chiến dịch này được thực hiện sau khi người đăng ký đã nhận được email từ bạn cung cấp những giá trị miễn phí cho họ. Những nội dung miễn phí này như là nam châm thu hút họ đăng ký và tham gia vào chiến dịch mà bạn đang thực hiện. Đây là một trong những cách có hiệu quả nhất để chuyển đổi khách hàng từ danh sách email của bạn.
Trước tiên, hãy gửi email theo dõi cho họ để chắc rằng họ làm gì với tài nguyên miễn phí mà bạn đã cung cấp, sau đó tiếp tục đưa ra lời đề nghị về một sản phẩm nào đó liên quan mà chúng mang lại nhiều lợi ích đến cho họ, khiến họ cảm thấy quan tâm thích thú. Ví dụ như:
“Bạn có thích quảng cáo này trên Facebook không? Chúng tôi có khóa học này về mở rộng quảng cáo Facebook mà bạn quan tâm.”
Tiếp theo, hãy gửi email kèm theo những ưu đãi với các lý do hợp lý, ưu đãi này sẽ cho họ những gì. Nó sẽ thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua hàng có logic hơn là quyết định theo cảm tính.
Cuối cùng là nỗi sợ hãi. Hãy cho khách hàng thấy giá trị ưu đãi của sản phẩm mà bạn đang cung cấp cho họ là khan hiếm. Cho họ biết rằng nó có giới hạn, và giá sẽ tăng lên trong thời gian tới. Điều này có mục đích thúc đẩy họ mau chóng quyết định để không bị bỏ lỡ.
Kết luận: Hy vọng với một số gợi ý về các loại chiến dịch trên đây, các bạn sẽ chọn được chiến dịch email marketing phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp mình.