Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về hai khái niệm lần lượt chỉ hành động của người dùng là Chọn tham gia và Chọn không tham gia vào danh sách nhận tin. Trong lĩnh vực Marketing, hai khái niệm này còn có tên gọi là Opt-In và Opt-Out.
1. Opt-In Email marketing
Opt-In Email marketing là một hình thức tiếp thị qua email dựa trên sự cho phép của người nhận. Cụ thể, người dùng được mời cung cấp địa chỉ liên hệ để nhận thông tin khuyến mãi về sản phẩm dịch vụ hoặc tin tức có giá trị nào đó từ một trang web.
Với Opt In – Chọn tham gia, chúng ta có thể hiểu rằng người dùng đã thực hiện một hành động khẳng định, thể hiện sự đồng ý của họ. Nó còn được gọi là Tiếp thị cho phép hoặc Tiếp thị email theo phương pháp Inbound. Thay vì gửi email hàng loạt tới những người không quan tâm, bạn chỉ dành thời gian cho những người đã biết bạn là ai và những người muốn nghe ý kiến của bạn.
Single opt in – Chọn tham gia một lần
Phương thức chọn tham gia một lần rất đơn giản. Người liên hệ hoàn tất việc điền vào biểu mẫu đăng ký. Thông tin được lưu thành dữ liệu khách hàng của bạn. Sau đó, bạn sẽ tiến hành gửi nội dung mà người nhận đang mong đợi tới email của họ.
Tùy chọn Opt In một lần đặc biệt hữu ích với đối tượng chủ yếu hoạt động trên thiết bị di động.
Double Opt In – Chọn tham gia kép
Phương pháp chọn tham gia kép có thêm một bước nữa, nhưng nó vẫn dễ sử dụng. Tương tự chọn tham gia một lần, Double Opt In gồm thêm bước xác nhận. Quá trình diễn ra như sau:
- Một liên hệ hoàn tất việc điền thông tin vào biểu mẫu đăng ký.
- Người đăng ký nhận được email tự động gửi tới hộp thư. Họ nhấp vào liên kết để xác nhận.
Lợi thế của Chọn tham gia kép là bạn chắc chắn địa chỉ người nhận là hợp lệ, đang hoạt động. Với hình thức Opt in một lần, sẽ gặp phải nhiều trường hợp người dùng điền sai thông tin hoặc cung cấp địa chỉ giả. Chúng tôi khuyên bạn nên chọn tham gia hai lần. Như vậy sẽ giúp xây dựng data chất lượng cao hơn, thúc đẩy tỷ lệ mở và giảm khiếu nại.
Lợi ích của Opt In trong tiếp thị email
Trong thế giới email hiện nay, rất nhiều thông điệp quảng cáo bị xếp chung với thư rác. Do đó, các chủ sở hữu thương mại điện tử cần tăng cường hình thức tiếp thị của mình để tránh bị đưa vào danh sách đen. Và đây là lúc để Email marketing Chọn tham gia phát huy vai trò của nó.
- Xây dựng danh sách gửi thư chất lượng hơn. Phương pháp Opt-in đảm bảo tất cả hầu hết những người đăng ký đều quan tâm tới bạn. Bạn không lãng phí thời gian của chính mình cũng như của bất kỳ ai.
- Là cơ sở để điều chỉnh nội dung quảng cáo nhắm mục tiêu. Khi khách hàng tiềm năng chọn nhận email, nhà tiếp thị sẽ ở vị trí tốt hơn để dự đoán loại thông điệp thu hút người đăng ký.
- Tăng tỷ lệ mở. Hầu hết các email quảng cáo đều bị chuyển ngay vào thùng rác khi chưa được đọc. Nhưng với tính năng Opt In, tỷ lệ mở sẽ được cải thiện đáng kể. Vì người dùng đã đồng ý và đang đợi nhận tin của thương hiệu.
- Giảm tình trạng bị khiếu nại. Như đã đề cập, Opt In email marketing là cách tiếp thị email theo phương pháp Inbound. Nó dựa trên cơ sở được sự cho phép của người nhận. Do đó, hình thức này ngăn chặn đáng kể tình trạng đánh dấu spam.
- Giúp đơn giản hóa việc theo dõi người mua. Các nhà tiếp thị có thể theo dõi những khách hàng đã mua hàng để bán thêm hoặc bán kèm cho họ. Ví dụ như gửi email cảm ơn, email giảm giá khi mua tiếp sản phẩm trong tương lai…v.v
2. Opt-Out Email marketing
Opt Out Email marketing – Chọn không tham gia là một phương pháp tiếp thị qua email cho phép người đăng ký dễ dàng thực hiện việc ngừng nhận email từ người gửi. Quá trình này được gọi là hủy đăng ký (Unsubscribe).
Đạo luật CAN-SPAM năm 2003 bắt buộc các công ty phải bao gồm liên kết hủy đăng ký trong mỗi email. Mục đích nhằm cho phép người đăng ký chọn không tham gia bất kỳ lúc nào.
Những nguyên nhân thường khiến người đăng ký hủy chọn tham gia danh sách của bạn
Bạn không thể làm hài lòng 100% khán giả. Tuy nhiên, nếu xuất hiện số lượng lớn người hủy đăng ký, bạn nên xem xét lại chiến dịch để tìm hiểu lý do. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp bạn có thể tham khảo:
- Mọi người không nhận ra rằng họ đã đăng ký. Đôi khi, khán giả cung cấp địa chỉ email để đổi lấy giá trị tức thì. Chẳng hạn như hướng dẫn hữu ích hoặc phiếu giảm giá mua hàng.
- Họ bị choáng ngợp với các chiến dịch email của bạn. Việc nhận email quá thường xuyên sẽ khiến người đăng ký khó chịu. Sau dần, dẫn tới tình trạng Opt Out cho dù bạn đã đưa ra giá trị hấp dẫn trong nội dung.
- Email không được hiển thị chính xác. Nếu bạn thêm vào email các video nhúng và hình nền, một số nhà cung cấp dịch vụ email sẽ không hiển thị chính xác thư của bạn. Kết quả là khán giả ngay lập tức sẽ xóa bỏ nó hoặc ngừng nhận những mẫu email lộn xộn này.
- Nội dung không liên quan. Trên biểu mẫu đăng ký, bạn đã hứa gửi các chương trình đặc biệt hai lần một tháng. Nhưng thay vào đó, bạn lại gửi những nội dung nhàm chán và lỗi thời. Việc này có thể phá vỡ mong đợi của người nhận. Tệ hơn là họ sẽ từ chối hoặc đánh dấu email là spam.
Gợi ý phương pháp xây dựng danh sách khách hàng Opt-in
Thiết kế CTA – Lời kêu gọi hành động
Lời gọi hành động được cá nhân hóa có tỷ lệ xem để đăng ký cao hơn 42% so với CTA chung chung.
Để tối ưu hóa lượt đăng ký, nút CTA cần phác thảo giá trị mà bạn có thể cung cấp. Ví dụ:
- Tải xuống tài liệu độc quyền của chúng tôi ngay bây giờ
- Tìm hiểu những chia sẻ về cách làm marketing đúng cách
Lời kêu gọi hành động cụ thể và mang giá trị cá nhân hóa là cách thu thập data khách hàng hiệu quả nhất trên website.
Xây dựng trang đích Landing Page
Trang đích Landing page là một trong những cách thu thập data khách hàng hiệu quả nhất được nhiều đơn vị sử dụng. Trong tiếp thị trực tuyến, trang đích, đôi khi được gọi là “Trang thu thập khách hàng tiềm năng”, “trang tĩnh”.
Tạo cửa sổ bật lên (pop-up) trên website
Xin lưu ý, tạo cửa sổ bật lên ở đây chỉ những quảng cáo bật lên theo thời gian hoặc nhắm mục tiêu lại tại chỗ. Sau khi người dùng dành một khoảng thời gian nhất định trên trang của bạn. Cửa sổ sẽ bật lên liên quan đến nội dung trang đó hoặc hành vi của họ.
Ví dụ : Cửa sổ bật lên xuất hiện sau khi người dùng cuộn số phần trăm nhất định trên trang.